Tôi đã dặn anh tài xế taxi đến phát mệt: “Làm ơn, đừng đưa tôi đến bệnh viện phụ sản trung tâm, đi vòng qua bệnh viện Maria nhé, chỉ một chút xíu thôi mà.”
Vậy mà anh ta cứ như thể điếc đặc, lái thẳng một mạch đến bệnh viện trung tâm.
Anh ta còn thao thao bất tuyệt: “Bác sĩ Lữ ở đây đỡ đẻ giỏi lắm, vợ tôi cũng sinh ở đây, con khỏe mạnh bụ bẫm. Cô cứ yên tâm mà sinh, đừng lo lắng gì cả.”
Ừ thì, nếu ở đây không có người quen, tôi cũng yên tâm thật. Vấn đề là, chồng cũ của tôi, chính là bác sĩ Lữ mà anh ta vừa nhắc đến. Làm sao tôi quên được cảnh anh khóc như mưa như gió ngày chúng tôi ly hôn.
Hai năm chung sống, chúng tôi vẫn chưa có con. Đi khám, mới biết là do anh có vấn đề. Mẹ tôi biết chuyện, bà như bốc hoả, ép tôi ly hôn ngay lập tức. Bà nói tôi còn trẻ, phải tìm người khác, người có thể cho bà bế cháu, để sống hết quãng đời còn lại.
Tôi không đồng ý, thật lòng. Dù tôi và Lữ Tống quen nhau qua mai mối, tình cảm ban đầu nhạt nhẽo như nước ốc, nhưng hai năm chung sống, chúng tôi cũng dần hiểu nhau. Mỗi người có công việc riêng, ờm, mỗi người bận rộn với cuộc sống của mình. Ly hôn dễ dàng như vậy, tôi thấy thật vô trách nhiệm.
Nhưng mẹ tôi không nghĩ thế. Bà bảo, Lữ Tống không thể sinh con mà vẫn cưới tôi, mới là vô trách nhiệm. Rồi bà còn lấy tính mạng ra uy hiếp, tôi đành cắn răng đề nghị ly hôn.
Đó là lần đầu tiên tôi thấy Lữ Tống như vậy. Mái tóc thường ngày gọn gàng nay bù xù như tổ chim, râu ria lởm chởm, đôi mắt đỏ hoe, anh ngồi co ro trong góc, nhìn chằm chằm vào tin nhắn ly hôn tôi gửi, nước mắt cứ thế lăn dài trên má.
Thấy tôi về, anh lao đến, bắt lấy vai tôi, giọng nghẹn ngào: “Chúng ta nhất định phải ly hôn sao? Nhất định phải vậy sao?”
Tôi gật đầu, không dám nhìn vào mắt anh.
“Chúng ta có thể nhận con nuôi, được không? Hoặc thụ tinh nhân tạo? Hoặc anh uống thuốc Bắc, nhiều hơn nữa cũng được. Chỉ cần em đừng ly hôn, anh làm gì cũng được.”
Tôi lắc đầu, trong lòng dâng lên một chút khó chịu: “Anh không thể sinh con, anh không thể để em lỡ dở như thế này được. Thôi thì ký giấy ly hôn đi, may mà mình cưới nhau chưa lâu, cũng chẳng có gì để chia.”
Nói rồi tôi bắt đầu thu dọn đồ đạc. Dọn dẹp được một lúc thì không hiểu sao lại cãi nhau. Cãi nhau xong thì lại lăn lên giường. Anh gọi đó là chịch ly hôn, bảo sau lần này sẽ biến mất khỏi cuộc đời tôi.
Ai ngờ đâu, khi đi xem mắt người mới, tôi lại nôn thốc nôn tháo ngay trên bàn ăn, đến miếng thịt kho tàu cũng nôn ra. Người được mai mối chạy mất dép vì kinh tởm, mẹ tôi thì lo lắng tôi mắc bệnh nan y gì, vội lôi tôi đến bệnh viện.
Đến bệnh viện mới biết, tôi có thai. Rồi mẹ tôi, người chẳng biết ngượng là gì, lại bắt tôi tìm cách làm lành với Lữ Tống. Tôi ngại lắm, chẳng dám gặp anh.
Hơn nữa, tôi cũng thấy mình thật chẳng ra gì, lúc anh gặp chuyện thì bỏ đi, giờ anh bình thường lại quay về. Chuyện như thế, tôi làm sao có thể làm được?
Tôi vẫn còn nhớ như in đêm hôm ấy, anh đã hành tôi ra sao. Tôi nằm liệt giường ba ngày mới lết đến cục dân chính làm thủ tục ly hôn. Lúc đó, anh còn cười toe toét chúc tôi: “Chúc em tìm được người giỏi hơn anh.”
Giờ thì hay rồi, tôi lại phải đến tay anh để sinh con. Cả mẹ lẫn con, chẳng biết có giữ được không.
Vừa ra khỏi phòng sinh, tôi gọi xe về thẳng. Đến ngày thứ ba ở cữ, Lữ Tống lại xách hoa quả với cả nải chuối đến thăm.
Nhìn anh là tôi thấy bực bội: “Để đấy rồi đi đi.”
“Anh không phải vẫn còn tình cảm với em đấy chứ?” Tôi hỏi, giọng điệu chẳng mấy thân thiện.
Hai năm chung sống, nói là vợ chồng cho sang mồm chứ thực chất chẳng khác nào bạn cùng phòng có tí quan hệ, yêu đương gì tầm này. Lúc ly hôn, tôi cứ nghĩ anh chỉ vì tự ái vặt nên mới bám riết lấy tôi.
Giờ thì sao, muốn làm lành à? Không có cửa đâu nhé. Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ, chó tốt còn chẳng thèm liếm lại phân cũ.
Hơn nữa, Lữ Tống cũng thuộc dạng sĩ diện cao, liệu có hạ mình được đến mức này?
“Không phải.” Anh đáp: “Chỉ muốn xem chồng mới của vợ cũ giỏi hơn anh thế nào thôi. Là do tư thế không đúng hay tốc độ không theo kịp?”
Đấy, tôi đã nói rồi mà.
“Bố của đứa nhỏ đâu?” Anh tiếp tục, vừa đặt đồ xuống vừa bóc vỏ quả chuối, tự nhiên như ở nhà mình: “Đi đánh bài rồi? Hay đi nhậu nhẹt, câu cá?”
Tôi liếc xéo anh, chắc số tôi không xứng với một người đàn ông tử tế rồi.
“Không liên quan đến anh, bác sĩ Lữ vẫn chưa bỏ được thói bám đuôi à?” Tôi nói, giọng mỉa mai.
Mặt anh tối sầm lại, rồi anh ném cho tôi một tờ giấy xét nghiệm ADN: “Bố của đứa nhỏ chắc đang ăn chuối đây này. Đúng không, mẹ của nó?”
Đồ quỷ tha ma bắt, biết rồi còn hỏi! Tờ giấy kết quả xét nghiệm ADN chình ình ra đó, trắng đen rõ ràng, thằng bé là con của Lữ Tống. Và tất nhiên là ông bác sĩ già năm xưa chẩn đoán nhầm. Giờ thì ba người một nhà sum họp đông đủ, có gì cứ nói thẳng, tôi không phải loại người thích dây dưa.
Tôi liếc nhìn Lữ Tống. Anh vẫn ung dung gặm chuối, một quả rồi lại một quả, như thể đang ngồi xem kịch. Thằng bé nằm trên giường cười khanh khách, vô tư lự, chẳng mảy may cảm nhận được bầu không khí căng thẳng.
Nhìn thì có vẻ vui vẻ hòa thuận lắm. Nhưng tôi là con ngựa tốt đã lỡ phóng ra khỏi chuồng, làm sao quay đầu gặm cỏ cũ được?
Tôi đẩy nhẹ thằng bé: “Con trai, con chào đời cũng gần một tuần rồi, không phải mới lọt lòng nữa. Nói đi, con muốn theo ai?”
Tôi cố ý thêm mắm thêm muối: “Nếu theo mẹ, sau này con sẽ được cả tá em gái xinh đẹp theo, còn nếu theo con khỉ ăn chuối kia thì… chưa chắc đâu.”
Nghĩ lại thì hồi đó tôi cưới anh cũng chỉ vì cái mã bên ngoài, sau này mới phát hiện ra cả hai cũng hợp nhau về lối sống. Anh bận tối mặt tối mũi với công việc, chẳng có thời gian mà quan tâm đến vợ con. May mà tôi cũng chẳng phải người mơ mộng hão huyền, không đòi hỏi gì nhiều.
Nhưng giờ thì khác, đã có con rồi, phải lo cho nó một tương lai tốt đẹp nhất chứ. Nếu để anh nuôi, chắc ngày nào cũng phải ăn cơm hộp ở bệnh viện. Thà như tôi gọi đồ ăn bên ngoài còn hơn.
Vừa dứt lời, Lữ Tống ợ một cái rõ to. Tôi vội nói thêm: “Nhìn kìa con yêu, ăn lắm chuối thế mà vẫn chưa no. Cẩn thận sau này đói quá bố ăn thịt con đấy.”
Nhóc con hình như hiểu chuyện, bắt đầu khóc ré lên. Trong lòng tôi mừng thầm. Được rồi, con trai là của tôi, chuối là của anh.
Tôi bế con lên, vỗ về. Nhưng mà… không hiểu sao, càng dỗ nó càng khóc to. Tôi nhìn Lữ Tống như cầu cứu. Thấy anh lôi điện thoại ra, mở Baidu, gõ “cách dỗ trẻ sơ sinh dưới một tuần tuổi nín khóc”.
Trời đất! Quả nhiên không trông cậy được gì. Tôi cứ tưởng bác sĩ sản khoa ít ra cũng biết dỗ con nít chứ.
Thôi thì gọi điện cho mẹ tôi đến vậy. Còn mẹ Lữ Tống thì bảo anh tạm thời đừng nói. Hai bà mẹ trước đây đã từng cãi nhau ầm ĩ rồi. Giờ mà cả hai cùng đến, chắc chắn sẽ giành cháu, xé xác thằng bé ra mất.
Mẹ tôi đến, vừa thấy Lữ Tống thì mặt mày tươi rói, nói bóng gió chuyện tái hôn.
Lữ Tống cười khẩy, trước khi đóng cửa còn buông một câu: “Dì nghĩ sao mà con lại muốn lấy lại con gái dì? Con còn trẻ, còn khỏe, phụ nữ muốn sinh con cho con xếp hàng dài từ đây đến tận nước Pháp.”
Mẹ tôi tức nghẹn họng. Tôi ném cái gối về phía anh, hét lên: “Cút!”
Dỗ dành mẹ xong, tôi tưởng mọi chuyện đã êm xuôi. Ai dè bà lại bảo: “Ly hôn rồi mà Lữ Tống đẹp trai ra phết nhỉ? Nếu hai đứa sinh con gái chắc sẽ xinh như Địch Lệ Nhiệt Ba.”
Tôi: …